80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

VIÊM MŨI XOANG CẤP

Định nghĩa

Viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra một nhóm các rối loạn.
Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm có:

  • Cấp tính ( < 4 tuần ).
  • Bán cấp ( 4-12 tuần ).
  • Mạn tính ( > 12 tuần ).

Nguyên nhân

Sau cảm cúm (viêm nhiễm virus đường hô hấp trên)

Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính  điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày.  Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang gây ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các tác nhân phổ biến nhất bao gồm Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis.

Các nguyên nhân khác

Chẩn đoán viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn

Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng:
    • Cần nghĩ đến viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn khi thời gian viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng không cải thiện.
    • Triệu chứng gợi ý chẩn đoán viêm mũi xoang cấp:
Triệu chứng chính Triệu chứng phụ
  • Đau và nhức vùng mặt
  • Sưng và nề vùng mặt
  • Tắc ngạt mũi
  • Chảy mũi, dịch mủ ra mũi sau
  • Ngửi kém
  • Có mủ trong hốc mũi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Thở hôi
  • Mệt mỏi
  • Đau răng
  • Ho
  • Đau nhức ở tai
    • Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang. Cần chú ý phát hiện chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn ...
  • Cận lâm sàng:
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT Sacnner) là phương pháp đang được lựa chọn phổ biến trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên giai đoạn cấp tính do vi khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi có biến chứng.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) ít được thực hiện hơn CT Scanner vì không tạo ra được hình ảnh xương rõ ràng.
    • Xét nghiệm không thực sự có giá trị trong đánh giá viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên một số trường hợp cần đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn ...

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm mũi do virus.
  • Đau nhức khớp thái dương hàm.
  • Đau đầu và đau nửa đầu.
  • Đau răng và đau dây thần kinh số V.
  • U xoang.

Điều trị

Đối với viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa bằng kháng sinh:

Nếu trong 72 giờ không đáp ứng điều trị, nên đánh giá lại và thay đổi phương pháp điều trị. CT Scanner, nội soi mũi và nuôi cấy vi khuẩn được cân nhắc.

  • Rửa mũi và xịt mũi.
  • Liệu pháp Corticoid toàn thân, thuốc làm thông mũi.
  • Điều trị dị ứng
  • Phẫu thuật xoang (khi có chỉ định).

Tiên lượng và biến chứng

Tiên lượng viêm xoang cấp tính là rất tốt, khoảng 70% bệnh nhân mắc sẽ tự khỏi mà không được chữa trị. Kháng sinh đường uống có thể giảm thời gian bệnh nhân có triệu chứng. Tuy nhiên một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng.

Biến chứng:

  • Viêm nhiễm ổ mắt.
  • Viêm màng não.
  • Áp xe ngoài màng cứng.
  • Tắc tĩnh mạch xoang hang.

Phòng bệnh

  • Chế độ điều trị, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý khi mắc cúm.
  • Tránh tiếp xúc các yếu tố kích thích (khói thuốc lá, bụi, hóa chất ...).
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, các bất thường mũi xoang.
  • Nạo VA quá phát.
  • Điều trị các khối u vòm mũi họng.

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


Người viết:

Bác sĩ CKII. Thạch Hoàng Huy - Trưởng khoa TMH - Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn
Bác sĩ. Danh Thị Tố Nguyên

 

Tài liệu tham khảo

1.    Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.    Carre G.Solomon (2016), “Acute Sinusitis in Adults”, The New England Journal of Medicine, 375, PP. 962-970.

 

Bài viết liên quan

Viêm tai giữa cấp