80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

CHỈ SỐ PSA - DẤU ẤN UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

1/ Tổng quan về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một bộ phận trong cơ quan sinh dục của nam giới, có trọng lượng từ 20 – 25 gram. Kích thước này sẽ thay đổi theo thời gian từ khi nam giới bước vào độ tuổi dậy thì cho đến khi về già.

Vị trí của tuyến tiền liệt là nằm ở phía dưới bàng quang, ngay cạnh túi tinh và nằm phía trước của trực tràng. Vì vậy có thể thăm khám tiền liệt tuyến bằng cách thăm trực tràng. Niệu đạo chạy xuyên qua tuyến tiền liệt để dẫn nước tiểu tới dương vật và ra ngoài. Nhiệm vụ chính của tuyến tiền liệt đó là sản xuất tinh dịch.

2/ Ung thư tuyến tiền liệt 

Ung thư tuyến tiền liệt còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển ở nam giới từ độ tuổi 50. Ung thư tiền liệt tuyến là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, nó có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, gây ra đau đớn và đi tiểu gặp khó khăn, khiến nam giới gặp các vấn đề trong quan hệ tình dục, rối loạn chức năng cương dương.

Khoảng 2/3 các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt là phát triển chậm, các trường hợp còn lại phát triển nhanh chóng và di căn. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện từ các triệu chứng, kiểm tra thể chất, sinh thiết và bên cạnh đó có thể làm xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt – PSA.

Các yếu tố dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến:

Hiện vẫn chưa phân tích được nguyên nhân tại sao các tế bào tại tuyến tiền liệt lại tăng sinh một cách mất kiểm soát như vậy, nhưng các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một số tác nhân có mối liên hệ với căn bệnh này. Cụ thể là:

  • Do tuổi tác: các số liệu thống kê cho thấy chỉ có khoảng 10% số nam giới dưới 54 tuổi mắc ung thư tiền liệt tuyến nhưng con số này đã tăng lên thành 65% khi họ bước sang khoảng 55 – 74 tuổi.
  • Yếu tố di truyền: những nam giới có người thân trong gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến (bố hoặc anh em trai) thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần người bình thường.
  • Chủng tộc.
  • Các tác nhân khác: do gen, môi trường, chế độ dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, hút thuốc, béo phì, viêm tuyến tiền liệt, lây bệnh qua đường tình dục...

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệthầu như không có triệu chứng rõ ràng. Nó chỉ được phát hiện khi chẩn đoán có PSA cao trong lần khám bệnh định kỳ. Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt có một số biểu hiện như: đái khó, đái rắt, đái máu, bí đái, đôi khi có biểu hiện tắc niệu quản.
  • Ở các giai đoạn sau của bệnh, ung thư tuyến tiền liệtdi căn sang các khu vực khác của cơ thể và có thể gây ra các triệu chứng khác như đau xương. Ung thư tiền liệt tuyến nếu di căn vào cột sống cũng có thể đè lên tủy sống và gây ra yếu chân, đại tiểu tiện không tự chủ.
  • Ung thư tuyến tiền liệt đôi khi tiến triển trên nhiều người bệnh rất âm thầm không có triệu chứng rõ ràng.

3/ Xét nghiệm chỉ số PSA ( kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt )

Xét nghiệm PSA (Prostatic Specific Antigen) là một xét nghiệm máu định lượng giá trị PSA – kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, được dùng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

PSA là một loại protein được sản xuất bởi cả mô ung thư và mô lành trong tuyến tiền liệt, chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch và có một lượng nhỏ tồn tại trong máu. Khi tuyến tiền liệt bình thường, nồng độ của chất này trong máu rất thấp. 

Chỉ số bình thường trong khoảng từ 0-4 ng/ml. Nếu nồng độ của PSA trong máu tăng, người bệnh có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.

Người bệnh từ 45-75 tuổi Người bệnh trên 75 tuổi 
  • Chỉ số PSA dưới 1ng/mL và kết quả thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt vẫn khỏe mạnh, nên xét nghiệm sau mỗi 2 – 4 năm.
  • Chỉ số PSA từ 1 – 3 ng/mL và kết quả thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt tạm ổn, nên xét nghiệm lại sau mỗi 1 – 2 năm.
  • Chỉ số PSA lớn hơn 3 ng/mL hoặc và kết quả thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.
  • Chỉ số PSA dưới 4 ng/mL và kết quả thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng (DRE) bình thường: Sức khỏe tuyến tiền liệt ổn định, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1 – 4 năm.
  • Chỉ số PSA lớn hơn 4 ng/mL hoặc kết quả thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.

Để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm ta có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm.

Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn với những thiết bị tiên tiến hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết niệu là địa chỉ chăm sóc sức khỏe hoàn hảo cho bạn và người thân. Để phát hiện sớm khả năng mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, bạn có thể đến bệnh viện và làm xét nghiệm để tầm soát và chữa trị kịp thời.

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !


Khoa xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. Bộ Y Tế (2020), Quyết định số 3130/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, Hà Nội.
  2. Kenneth J. (2013), Risk Factors for Prostate Cancers, Annals of Internal Medicine, 118(10).