80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

Nám má là gì?

Nám má hay còn gọi là rám mà là một rối loạn phổ biến của tăng sắc tố. Thương tổn căn bản của bệnh là các dát hoặc các mảng màu nâu đen đối xứng ở vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vị trí thường gặp là ở hai bên má, môi trên, cằm và trán. Bệnh tuy lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh.


Thương tổn dát màu nâu của nám má (Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Hoàng Tuấn)

Nguyên nhân

  • Yếu tố gen đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của rám má: 
    • Bệnh gặp chủ yếu ở nữ. 
    • Người có nước da sáng có tỷ lệ bệnh rám má cao hơn 
    • Khoảng 30% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rám má. 
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm oxy hóa lipid ở tế bào đáy, làm giải phóng các gốc tự do, các chất này kích thích tế bào sắc tố tăng sản xuất melanin. 
  • Hormon: là nguyên nhân gây bệnh đối với một vài trường hợp, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. 
  • Sử dụng mỹ phẩm. 
  • Stress. 

Phân loại bệnh nám má

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương, người ta chia rám má thành các thể lâm sàng khác nhau:

  • Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má là chủ yếu và không có ở các vùng khác.
  • Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.
  • Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc mũi miệng.
  • Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan rộng ngoài mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên

Chẩn đoán rám má như thế nào?

  • Để chẩn đoán chính xác bệnh nám da, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám vùng da bị nghi ngờ mắc bệnh để quan sát trực tiếp tình trạng sắc tố trên da khách hàng.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đèn cực tím chiếu trực tiếp lên vùng da nghi ngờ trong phòng tối. Nhờ đó, các tổn thương nám sẽ phát sáng dưới tác dụng của tia cực tím, giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ và phạm vi tổn thương.
  • Nhờ kết hợp cả thăm khám lâm sàng và sử dụng thiết bị hỗ trợ, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chuẩn xác về bệnh nám da một cách chính xác

Phương pháp Mesotherapy là gì?

Mesotherapy là phương pháp làm đẹp xâm lấn tối thiểu, đưa thuốc và tác động vào da bằng hình thức tiêm dưới da (trực tiếp vào lớp trung bì của da) với những đầu kim tiêm siêu nhỏ. 

Khi thực hiện, vùng da sẽ bị tổn thương nhẹ do tác động của mũi kim tiêm. Điều này kích thích cơ thể phải làm lành vết thương bằng cách tái tạo lại các tế bào. Trong quá trình đó, các nguyên bào sợi sẽ sản xuất ra nhiều collagen, sợi chun và các chất giúp tăng tuần hoàn máu, tăng axit hyaluronic. Nhờ vậy, làn da sẽ được trẻ hóa, đầy đặn hơn và các nếp nhăn, sẹo lõm trên bề mặt da được cải thiện.

Ưu điểm:

  • An toàn, ít tác dụng phụ
  • Ít đau và khó chịu
  • Thuốc hấp thu từ từ và có tác dụng trong thời gian dài
  • Cải thiện nhanh chóng tình trạng da như nám, sạm, lão hóa
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng
  • Ít ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày, không cần nằm viện

(Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Hoàng Tuấn)

Mesotherapy được được đánh giá là phương pháp điều trị nám hiệu quả. Thông qua việc tiêm trực tiếp các hoạt chất vào vùng da bị nám, phương pháp này giúp làm sáng và đều màu da, làm mờ vết nám. Đặc biệt, mesotherapy có thể mang lại kết quả nhanh chóng ngay sau vài ngày điều trị. Kể cả với những vết nám đã tồn tại lâu năm hoặc từng tái phát nhiều lần. 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rám má, da không đều màu khiến mất tự tin, hãy đến Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu, cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện sẽ đưa ra phác đồ mesotherapy phù hợp cho làn da của bạn.

Được phụ vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


BSCKI. Triệu Kim Nguyên

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Văn Thường, chủ biên (2017), Bệnh rám má, Bệnh học Da liễu, Tập 1, NXB Y học.
  2. Cestari T và cộng sự (2009), “Melasma in latin America: option for therapy and treatment algorithm”, Acad dermatol venereal.
  3. Nguyễn Trọng Hào (2019). Mesotherapy. Thẩm mỹ nội khoa[tr 482-486]
  4. Plachouri, K., & Georgiou, S. (2019). Mesotherapy: Safety profile and management of complications. Journal of Cosmetic Dermatology. doi:10.1111/jocd.13115
  5. Evangeline B (2010), Mesotherapy, In Textbook of Cosmetic Dermatology (Eds: Robert Baran, MD). Informa Healthcare, London, trang 410-416.